Lycopen hay Lycopene (Từ tiếng Tân Latinh lycopersicum nghĩa là cà chua) là một sắc tố caroten và carotenoid màu đỏ tươi và một hóa chất thực vật được tìm thấy trong nhiều loại rau quả có màu đỏ như cà chua, dưa hấu, đu đủ, ổi đỏ, bưởi đỏ, bưởi chùm nhưng không có trong dâu tây hay anh đào. Mặc dù lycopen về mặt hóa học là một loại caroten, nhưng nó không có hoạt tính của vitamin A. Thực phẩm không có màu đỏ cũng có thể chứa lycopen, chẳng hạn như các loại đỗ, đậu.
Tag: Thực phẩm chức năng Olifarm, viên uống dưỡng da A+ Nutrition Sun Safe, những loại thực phẩm làm đẹp da
Ở thực vật, tảo và các sinh vật có khả năng quang hợp khác, lycopen là một hợp chất trung gian quan trọng trong tổng hợp sinh học nhiều loại carotenoid, bao gồm cả beta caroten, hợp chất đóng vai trò trong quá trình tạo ra sắc tố đỏ, vàng hay cam, quang hợp và bảo vệ chống cháy sáng.
Các carotenoid tương tự như lycopen là các sắc tố quan trọng được tìm thấy trong các phức hợp protein-sắc tố quang hợp ở thực vật, vi khuẩn có khả năng quang hợp, nấm và tảo. Chúng là yếu tố tạo ra các màu sắc sặc sỡ của rau quả, thực hiện các chức năng khác nhau trong quang hợp, và bảo vệ các sinh vật quang hợp khỏi các tổn thương do bị chiếu sáng thái quá.
Các loại rau quả chứa nhiều lycopen bao gồm gấc , nhót Nhật , cà chua, dưa hấu, bưởi chùm đỏ, ổi đỏ, đu đủ và quả các loài hoa hồng/kim anh/tầm xuân. Hàm lượng lycopen trong cà chua phụ thuộc vào từng giống cây trồng và nói chung tăng lên khi quả chín.
Không giống như các loại rau quả khác, khi hàm lượng dinh dưỡng của các chất như vitamin C bị mất đi khi đun nấu, chế biến cà chua lại làm tăng hàm lượng lycopen khả dụng sinh học. Lycopen trong bột nhão cà chua tăng tới 4 lần mức sinh khả dụng so với cà chua tươi.
Lycopen có thể thu được từ rau quả như cà chua, nhưng các nguồn cung cấp lycopen khác có thể là loài nấm Blakeslea trispora. Gấc có thể trở thành nguồn cung lycopen ở quy mô thương mại, do, áo hạt của nó chứa rất nhiều lycopen.
Lưu ý rằng không phải loại rau quả có màu đỏ nào cũng là do chứa lycopen, do chúng có thể là do các sắc tố có nguồn gốc từ các hóa chất thực vật khác.
Ngoài ra, một số thực phẩm không có màu đỏ nhưng vẫn có thể chứa lycopen, như măng tây, với hàm lượng lycopen khoảng 30μg trên 100 gam (0,3μg/g) và mùi tây cùng húng quế khô, với hàm lượng khoảng 3,5-7 μg lycopen mỗi gam.
Lycopen - ngăn ngừa hiện tượng cháy nắng khi sử dụng trên da
Bệnh ung thư da là bệnh phổ biến nhất trong số tất cả các bệnh ung thư ở Mỹ, với hơn một triệu trường hợp được chẩn đoán mỗi năm. Tốc độ vẫn tiếp tục tăng mặc dù có những nỗ lực về giáo dục và chiến lược quảng cáo để thúc đẩy sử dụng các sản phẩm lọc những tia UV có hại. Sức quyến rũ của việc tắm nắng (ngoài trời hoặc trong phòng tắm nắng) để có một vẻ ngoài “khoẻ khoắn” vẫn quá hấp dẫn. May mắn là khoa học đang cung cấp những chỉ dẫn về việc tăng nạp những chất dinh dưỡng nhất định – như lycopen chống ôxy hoá – có thể bảo vệ không chỉ làn da, mà còn cả cơ thể chúng ta.
Các nhà nghiên cứu hiện đang khai thác những tác dụng chống ôxy hoá của lycopen để ngăn bệnh ung thư da và lão hoá. Nghiên cứu ban đầu rất hứa hẹn.
Một nhóm nghiên cứu từ trường Y Mount Sinal ở New York đã phát hiện ra khi được sử dụng trên da, lycopen ngăn ngừa hiện tượng cháy nắng.
Năm 2004, báo cáo của Viện da liễu châu Âu cho rằng lycopen được sử dụng cục bộ giúp ngăn chứng viêm và phá huỷ ADN trong các tế bào da sau khi tiếp xúc với ánh nắng.
Cuối cùng, một nghiên cứu năm 2006 của các nhà nghiên cứu Đức chỉ ra việc bổ sung lycopen có thể cải thiện tình trạng da, giúp da bớt nhám và tróc vảy.
Các nhà sản xuất đang sử dụng lycopen để mang lại lợi ích cho da bằng cách thêm lycopen vào kem giữ ẩm để tăng cường SPF tự nhiên, có tác dụng chống nắng nhẹ (với SPF bằng 3) và hỗ trợ chống ôxy hoá.
Như phân tích ở trên, dễ nhận thấy lycopen là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ da khỏi tổn thương bởi tia UV trong ánh nắng mặt trời. Người ta ví Lycopen là chiến binh dũng mãnh trong việc ngăn ngừa những vết thâm nám và mẩn đỏ trên da. Chúng có khả năng làm giảm những kích ứng có thể gây mụn và bít lỗ chân lông… Chính vì thế, nếu được bổ sung lycopen vào thực đơn hàng ngày, chắc chắn làn da sẽ mịn màng, hồng hào và tươi sáng.
Nhờ những công dụng tuyệt vời đối với làn da, lycopen đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của không ít nhà sản xuất kem dưỡng ẩm và chống nắng.
- Những thực phẩm tốt cho người suy nhược cơ thể (03.12.2017)
- 7 loại thực phẩm giúp hồi phục sức khỏe (28.11.2017)
- Top 10 thực phẩm tăng cường trí nhớ (25.11.2017)
- Top 9 thực phẩm nâng cao sức mạnh bộ não (22.11.2017)
- 14 thực phẩm cực tốt cho người tập thể dục (21.11.2017)
- Top 10 thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch (19.11.2017)
- Top 7 Thực phẩm tăng cường sức đề kháng và miễn dịch (16.11.2017)
- 9 loại thực phẩm vô cùng tốt cho phổi (15.11.2017)
- 15 thực phẩm tốt cho thận (13.11.2017)
- Top 10 thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe (11.11.2017)