Bạn có thể ăn những loại thực phẩm đi kèm với chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Tag: Thực phẩm chức năng Olifarm, thực phẩm tăng cường sức khỏe, viên uống Đông trùng Hạ thảo Wellness Nutrition
Các Thực Phẩm Giàu Sắt
Sắt là một khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Một chế độ ăn uống có chứa quá ít chất sắt có thể góp phần vào bệnh thiếu máu và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Đó là lý do tại sao việc tối ưu hóa lượng thức ăn giàu chất sắt là điều rất quan trọng, ví dụ như thịt, gia cầm, cá, sò, các loại đậu, các loại hạt, hạt giống, các loại rau họ cải và trái cây khô.
Kết hợp các loại thực phẩm giàu chất sắt với một nguồn giàu vitamin C có thể giúp thúc đẩy sự hấp thụ của bạn thêm nữa.
Các Loại Thực Phẩm Giàu Probiotic
Các loại thực phẩm giàu probiotics được cho là giúp tăng cường chức năng miễn dịch của bạn.
Probiotics là những vi khuẩn có lợi sống trong ruột của bạn và giúp kích thích hệ thống miễn dịch của bạn.
Chúng cũng giúp duy trì sức khỏe của niêm mạc đường ruột của bạn, có thể giúp ngăn ngừa các chất không mong muốn sẽ "rò rỉ" vào cơ thể và gây ra một phản ứng miễn dịch.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi người ta bị bệnh, những người thường xuyên tiêu thụ probiotics sẽ có ít khả năng lên đến 33% cần đến thuốc kháng sinh. Trong những trường hợp nhất định, việc thường xuyên tiêu thụ probiotics cũng có thể đem lại một sự hồi phục nhanh hơn từ căn bệnh.
Probiotics (vi khuẩn có lợi) được tìm thấy trong sữa chua rất hữu ích trong việc giúp đường ruột và hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Mặc dù bạn có thể bổ sung probiotics dưới dạng thuốc bổ sung nhưng theo một nghiên cứu của Đại học Vienna tại Áo cho thấy, nếu ăn khoảng 200ml sữa chua mỗi ngày, hệ thống miễn dịch sẽ được tăng cường nhiều hơn so với khi bạn uống thuốc bổ sung.
Ngoài ra, axít lactic trong sữa chua còn có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da.
Trái Cây Họ Cam Quýt
Các loại trái cây như cam, bưởi và quýt rất giàu vitamin C, một thứ giúp tăng cường khả năng miễn dịch rất nổi tiếng.
Vitamin C được công nhận là có tính kháng khuẩn và chống viêm. Nó cũng giúp duy trì sự toàn vẹn của da, có tác dụng như một hàng rào bảo vệ chống lại nhiễm trùng.
Ngoài ra, vitamin C có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch của bạn chống lại các hợp chất có hại được hình thành cùng với sự nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Vì vậy, việc nạp được đủ vitamin C là một cách tuyệt vời để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và có thể làm giảm khả năng viêm nhiễm.
Một số nghiên cứu cũng đã báo cáo rằng việc tăng cường nạp vào thêm lượng vitamin C khi bị cảm lạnh thông thường có thể giúp khỏe lên nhanh hơn.
Ngoài ra, việc tăng hàm lượng nạp vào của bạn sẽ có lợi hơn khi đó là từ nguồn thực phẩm thực vật so với là từ thực phẩm bổ sung, vì thực vật chứa các hợp chất có lợi khác mà thực phẩm bổ sung lại không có.
Các loại thực phẩm khác giàu vitamin C bao gồm ớt chuông, ổi, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, hoa quả, cà chua, đu đủ và đậu Hà Lan.
Gừng
Gừng rất giàu gingerol, một chất hoạt tính sinh học được cho là giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Trong thực tế, gừng có đặc tính kháng khuẩn có thể ức chế sự tăng trưởng của một số loại vi khuẩn, bao gồm cả E. coli, Candida và Salmonella.
Các nghiên cứu về tế bào của con người cho thấy gừng tươi cũng có thể giúp chống lại virus hợp bào hô hấp ở con người (HRSV), một loại virus là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu thêm ở người để ủng hộ tác dụng bảo vệ này.
Tác dụng của gừng có thể đặc biệt mạnh mẽ nếu các hợp chất gừng đã hiện diện trong cơ thể của bạn trước khi sự nhiễm trùng xảy ra.
Cuối cùng, gừng cũng có tác dụng chống buồn nôn, có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn của bạn khi bạn bị cúm.
Tỏi
Tỏi chứa allicin, một hợp chất chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu Anh đã tiến hành một khảo sát với 146 người dân, họ sẽ dùng giả dược hoặc chiết xuất tỏi trong 12 tuần; kết quả cho thấy những người ăn tỏi giảm hơn 30% nguy cơ bị cảm lạnh.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng những người ăn khoảng 6 tép một tuần giảm 30% các bệnh ung thư đại trực tràng và hơn 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Dầu Dừa
Dầu dừa chứa các triglyceride chuỗi trung bình (MCTs), một loại chất béo có đặc tính kháng khuẩn.
Loại MCT phổ biến nhất trong dầu dừa chính là axit lauric, được chuyển đổi thành một chất gọi là monolaurin trong quá trình tiêu hóa.
Cả hai axit lauric và monolaurin có khả năng tiêu diệt vi rút gây hại, vi khuẩn và nấm.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng dầu dừa có thể giúp chống lại các loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, viêm xoang, sâu răng, ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng dầu dừa có thể có hiệu quả chống lại các virut gây bệnh cúm và viêm gan C. Nó cũng có thể giúp chống lại bào tử nấm sinh dục Candida albicans, một nguyên nhân phổ biến của bệnh nhiễm nấm ở người.
Bạn có thể dễ dàng cho thêm dầu dừa vào chế độ ăn của bạn bằng cách sử dụng nó để thay thế các loại bơ hoặc dầu thực vật khi nấu ăn hoặc nướng.
Việc tiêu thụ lên đến hai muỗng canh (30 ml) mỗi ngày sẽ vẫn còn đủ chỗ cho bạn tiếp tục cho thêm các chất béo lành mạnh khác vào trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như quả bơ, các loại hạt, ô liu và dầu hạt lanh.
Cam Thảo
Cam thảo là một gia vị được làm từ rễ khô của cây Glycyrrhiza glabra.
Nó đã được sử dụng trong y học thảo dược truyền thống ở châu Á và châu Âu trong hàng nghìn năm.
Nghiên cứu cho thấy cam thảo có khả năng chống lại một số loại nấm và vi khuẩn, bao gồm cả E. coli, Candida albicans và Staphylococcus aureus.
Cam thảo cũng có thể chống lại các virut gây bệnh cúm, viêm dạ dày ruột và bệnh bại liệt.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm có chứa cam thảo cũng chứa rất nhiều đường. Những người mà đang cố gắng để giảm lượng đường nạp vào của họ nên tìm các sự lựa chọn có lựng đường thấp hơn, chẳng hạn như trà cam thảo.
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều cam thảo có thể có một số tác dụng phụ, bao gồm cao huyết áp, nhịp tim bất thường và tăng nguy cơ sinh non.
Các loại hạt
Các loại hạt cực kỳ giàu dinh dưỡng.
Chúng rất giàu selen, đồng, vitamin E và kẽm, và các chất dinh dưỡng khác. Tất cả những thứ trên đều đóng một vai trò trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Hạt vừng và hạt hạnh nhân là những nguồn thực phẩm đặc biệt giàu đồng và vitamin E, trong khi hạt bí ngô và hạt điều rất giàu kẽm.
Các loại hạt và hạt giống cũng là nguồn chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất béo lành mạnh tuyệt vời, tất cả đều có lợi cho sức khỏe.
Khoai Lang
Khoai lang không chỉ ngon mà nó còn rất giàu vitamin A.
Việc không hấp thụ đủ các loại thực phẩm giàu vitamin A có thể dẫn đến sự thiếu hụt, là điều mà các nghiên cứu đã cho là có liên kết cùng với một hệ thống miễn dịch yếu hơn và sẽ nhạy cảm hơn với bệnh nhiễm trùng.
Một nghiên cứu đã báo cáo rằng các trẻ em bị thiếu hụt vitamin A sẽ có khăng cao hơn 35% bị các triệu chứng hô hấp, so với những người có mức vitamin A bình thường.
- Một nghiên cứu khác cho biết rằng việc cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin A có thể giúp cải thiện phản ứng của chúng đối với các vaccine nhất định.
Bên cạnh khoai lang, các loại thực phẩm khác cũng có nhiều chất vitamin A bao gồm cà rốt, các loại rau có lá màu xanh lá cây, bí, rau diếp romaine, mơ khô, ớt đỏ, cá và các loại thịt nội tạng.
- Những thực phẩm tốt cho người suy nhược cơ thể (03.12.2017)
- 7 loại thực phẩm giúp hồi phục sức khỏe (28.11.2017)
- Top 10 thực phẩm tăng cường trí nhớ (25.11.2017)
- Top 9 thực phẩm nâng cao sức mạnh bộ não (22.11.2017)
- 14 thực phẩm cực tốt cho người tập thể dục (21.11.2017)
- Top 7 Thực phẩm tăng cường sức đề kháng và miễn dịch (16.11.2017)
- 9 loại thực phẩm vô cùng tốt cho phổi (15.11.2017)
- 15 thực phẩm tốt cho thận (13.11.2017)
- Top 10 thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe (11.11.2017)
- Trị mụn từ bên trong cơ thể bằng thực phẩm (09.11.2017)